CHÚ GIẢI TIN MỪNG
THỨ NĂM TUẦN II MÙA VỌNG
TIN MỪNG: Mt 11,11-15
Noel Quesson - Chú Giải
Bài đọc I: Is 41,13-20
Đừng sợ gì, đã có Ta giúp. Hỡi con sâu Gia-cóp. Hỡi dân Israel, đừng sợ chi. Ta sẽ đến giúp ngươi.
Đây là cái phúc của những kẻ nghèo. Tôi suy về sự yếu hèn. Sự bé nhỏ của đám dân lưu đày bị khinh miệt, bị mất hút trong đất Babylon rộng lớn ngoại đạo. Sự bé nhỏ của Đức Maria, lại mang mầu nhiệm của Thiên Chúa. Đức Maria “con sâu bé bóng" khi đó sống trong một ngôi làng nghèo túng vô danh. Không phải tại Rôma chiến thắng, Athena thông thái... không phải tại Babylon kiêu sa... chẳng phải tại Giêrusalem thành thánh... chẳng phải tại bất cứ thủ đô lớn nào thì đó. Nhưng tại Nazareth, một thôn xóm vô danh giữa những thôn xóm khiêm tốn và nhỏ bé.
Giá trị thực không hề do vị thế nhân loại, Nhưng do cái nhìn của Thiên Chúa. Điều đó có đặt thành vấn nạn cho đời tôi không?
Ta là Chúa, Thiên Chúa của ngươi. Ta cầm tay người.
Phải nếm hưởng những tuyên cáo tình yêu này trong thinh lặng... để mình được đưa dẫn bằng hình ảnh này là đã đủ Lạy Chúa, xin. cầm lấy tay con ! Xin thực sự ở với con.
Con lắng nghe.
Con lắng nghe lời Chúa nói với con.
Điều dữ nào xảy đến với con được, dù con bé bỏng, nếu Chúa lắm tay con?
Ngươi sẽ tán nhỏ núi non...
Còn ngươi, ngươi sẽ vui mừng trong Thiên Chúa.
Đây là lời loan báo một cuộc báo thù chống lại người Babylon áp bức. Tích cực hơn, đây là lời loan báo về một niềm vui sau cơn khốn khó..
Những kẻ thiếu thốn nghèo nàn tìm nước, nhưng luống công, lưỡi chúng đã khô đi vì khát nước.
Điều xét nghiệm này cũng bởi miệng Chúa phán:
“Những kẻ nghèo nàn tìm kiếm.." công thức diễn tả sự trông
chờ, mong ước. Hình ảnh “cơn khát”, một nhu cầu sinh lý,
không thỏa mãn được bằng lời nói hay: “phúc cho những ai đói khát sự công chính " hôm nay, người nghèo không tìm ..nước ". Họ mơ ước gì ? Họ muốn được thừa nhận và yêu mến... được có phẩm cách... được hưởng lương cân xứng... được có trách nhiệm hơn chút nữa.. đừng bị hạ giá thường xuyên... được ấm cúng hơn một chút... được như mọi người... đừng phải khổ quá... đừng phải rủi ro hơn khác...
Trước những ước muốn rất nhân loại này, Thiên Chúa có phải nghiệm xét bi quan rằng: “luống công" không? niềm trông đợi bị tước đoạt ước mơ vô ích, hư ảo?
Ta là Chúa, Ta sẽ nhậm lời chúng. Ta sẽ không bỏ chúng.
Lạy Chúa? xin thực hiện lời Chúa hứa.
Lạy Chúa, xin giúp chúng con cũng biết nhậm lời những người nghèo khổ.
Ta khiến sông chảy trên núi trọc, và suối nước tràn giữa thung lũng. Ta sẽ biến hoang địa thành ao hồ, và đất khô thành suối nước. Nơi hoang địa, Ta sẽ cho mọc lên cây hương nam, cây keo, cây sim và cây dầu… để mọi người thấy biết lưu tâm và hiểu rằng ? chính tay Chúa đã làm nên sự nghiệp đó.
Những hình ảnh tươi mát, phong phú dồi dào. Trong thế giới khô chồi của chúng con... xin hãy làm chảy tràn nước sông.
Bài đọc II: Mt 11,11-15
Một trong những khuôn mặt lớn của Mùa Vọng, đó là Gioan Tay Giả, Đấng dọn đường cho Chúa Cứu Thế đến. Trong mấy ngày liền, các đoạn Tin Mừng sẽ nói với ta về vị tiền hô này…
Chúa Giêsu phán cùng dân chúng rằng: “Thật Ta bảo các ngươi, trong các con cái người nữ sinh ra, chưa từng xuất hiện một ai cao trọng hơn Gioan Tẩy Giả”
Lời nói đầy trang trọng, phát xuất từ mọi miệng của Chúa Giêsu. Thật, Ta bảo các ngươi Đây không phải là một lời ca tụng mang tính hạn hẹp, như thể Chúa Giêsu chỉ so sánh Gioan với những người đồng thời. Người nâng Gioan Tẩy Giả vượt trên mọi người qua mọi thời đại.
Những người nhỏ nhất trong Nước trời lại cao trọng hơn ông.
Đó là điều hầu như khó coi là thực được!
Một kitô hữu nhỏ nhất, một người đã chịu Thánh tẩy bé mọn nhất lại “cao trọng" hơn cả Gioan.
Một thời đại mới khởi sự. Một kỷ nguyên mới cho nhân loại.
Chúa Giêsu đến, như phân đôi dòng lịch sử nhân loại: trước... và sau
Lạy Chúa, người ta sẽ không dám nói những điều tương tự, nếu chính Chúa đã không nói những lời trên. Địa vị của chúng con cao trọng biết bao!
Gioan Tẩy Giả đã là con người hành xác, đã tạo nên khúc quan lớn cho nhân loại: ông đã chỉ Chúa Giêsu, tự xóa bỏ mình trước Người, trao lại cho Người các môn đồ đã liên hệ với ông trước ông là người cao trọng nhất của Cựu Ước Nhưng một kẻ bé nhất của "Tân ước còn cao trọng hơn ông.
Vậy điều đó có động cập đến ,tôi không? Tôi cần tỏ thái độ tôn trọng đối với địa vị của mình, là kẻ đã chịu Thanh Tẩy, là người đầy ơn Thánh Chúa biết bao? Điều đó cũng dành cho tất cả những ai đã lãnh chịu rửa tội. Tôi cần phải rút ra kết luận nào?
Từ thời Gioan Tẩy Giả đến giờ, Nước trời phải dùng sức mạnh mà chiếm lấy và những kẻ mạnh mẽ can đảm mới chiếm được.
Lời nói bí hiểm!
Ít ra nó minh chứng một điều: Nước Thiên Chúa không thiết lập trong sự dễ dãi. Những kháng cự rất ác liệt chống lại điều mà Thiên Chúa thống trị thực sự. Có phải chỉ đề cập đến Satan, là kẻ muốn ngăn cản Đức Kitô trong công cuộc cứu thế của Người? Trình thuật về cuộc thử thách minh chứng cho ta điều đó. Cũng có thể là nhóm Zêlôtê (Nhiệt thành) vào thời Chúa Giêsu, đã thử áp đặt Nước Thiên Chúa bằng vũ lực và bạo động? (Trong khi Chúa Giêsu xuất hiện như vị cứu Chúa của người nghèo, từ chối sử dụng sức mạnh).
Dù sao, chắc chắn quyền lực của sự dữ vẫn hoạt động cho đến thời cánh chung và chắc chắn Gioan Tẩy Giả đã kêu mời các đồ đệ của ông chiến đấu, bằng các nêu gương cho họ một đời sống cực nhọc và khổ chế. Người ta không xây dựng Nước trời trong sự dễ dãi, nhu nhược hay buông thả.
Lạy Chúa, xin hãy lấy thức chúng con khỏi những thờ ơ ươn ái.
Mùa Vọng là một thời gian tỉnh thức và nỗ lực. Từ ngữ “khổ chề" gợi lên trong tôi điều gì? Chúa yêu cầu tôi phải dùng sức mạnh đối với chính tôi, để chiếm đoạt điểm nào trong đời tôi?
Trước khi tìm kiếm xa xôi, trong những thực tập ngoại thương, tôi không thể khám phá ra cánh “khổ chế" gần kề đang hiện diện ngay trong nếp sống của tôi, mà tôi thường từ chối sao? Chiến đấu để yêu thương hơn. Chiến đấu để cầu nguyện tốt hơn". Chiến đấu để phục vụ hữu hiệu hơn và dấn thân trọn vẹn hơn”.
Giáo phận Nha Trang - Chú Giải
HOÀN CẢNH:
Gioan Tẩy Giả từ trong ngục tù đã sai các môn đệ đến phỏng vấn Chúa Giêsu có phải là Đấng Cứu Thế không (Mt 11,2-15). Sau khi đã trả lời, Đức Giêsu đã dùng việc khen ngợi Gioan để giới thiệu thời đại Đấng Cứu Thế đã đến.
Ý CHÍNH:
Bài Tin Mừng hôm nay ghi lại lời Đức Giêsu khen ngợi Gioan để trình bày về Nước Trời, nghĩa là Nước Trời đã đến qua sứ vụ cứu thế của Đức Giêsu hiện diện.
TÌM HIỂU:
11 …Trong số những phàm nhân đã lọt lòng mẹ…:
Đức Giêsu khen ngợi Gioan Tẩy Giả về chức vụ tiền hô của ông vì ông đã thi hành rất hoàn hảo. Quả vậy, sánh với luật cũ, ông là tiên tri quan trọng hơn tất cả các tiên tri vì ông đã giúp vào việc dọn đường cho Đấng Cứu Thế ra đời gần hơn các tiên tri khác, và vì ông đã được thấy Chúa cũng như các việc của Người. Nhưng ông vẫn là người thuộc đạo cũ, bởi vậy, tuy là trọng nhất trong các tín đồ đạo cũ, nhưng lại nhỏ hơn hết sánh với các tín đồ đạo mới, vì trong luật đạo mới Thiên Chúa ban các ân huệ cao quý cho loài người một cách rộng rãi hơn:
- Gioan cao cả trong Cựu Ước vì ông là người trực tiếp dọn đường cho Đấng Cứu Thế ra đời gần hơn các tiên tri khác.
- Gioan là người nhỏ nhất trong Tân Ước vì ông chỉ là người sống giữa thời giao tiếp, giữa Cựu Ước và Tân Ước, chứ chưa sống trực tiếp đạo mới do Đức Giêsu rao giảng.
Ở đây làm nổi bật sự quan trọng của thời Tân Ước hơn thời Cựu Ước là chuẩn bị cho Tân Ước.
12 Từ thời Gioan Tẩy Gioan cho đến bây giờ…:
Có thể hiểu hai cách:
- Ai muốn vào Nước Trời, gia nhập Hội Thánh thì phải dũng cảm chiến đấu với bản thân ( Mt 10,34)
- Từ khi Nước Trời mới xuất hiện: Đức Giê-su xuống thế làm người chuộc tội cho thiên hạ, Thân Thể mầu nhiệm của Người là Hội Thánh, luôn luôn bị người đời chèn ép và chống đối, người ta dùng áp lực để ngăn cản việc gia nhập Nước Trời, nên ai mạnh sức thì mới vượt thắng được những cản trở để vào Nước Trời.
13-14 “Cho đến ông Gio-an, tất cả các ngôn sứ…”:
Gio-an đã làm tròn sứ mệnh : là kết thúc Cựu Ước vì các ngôn sứ nói tiên tri cho đến ông là hết hạn, và khai mở thời Tân Ước vì ông Ê-li-a đã đến thế gian dọn đường cho Đấng Cứu Thế đến theo lời tiên tri Ma-la-khi (Ml 3, 23). Khi giới thiệu Gio-an là chính Ê-li-a, thì cách gián tiếp Đức Giê-su cũng tự giới thiệu mình là Đấng Cứu Thế.
NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG
1. Kẻ nhỏ nhất trong Nước Trời còn cao trọng hơn cả Gio-an; chứng tỏ người ki-tô hữu chúng ta hơn Gio-an: vì Gio-an thuộc thời kỳ chuẩn bị ơn cứu độ, còn kitô hữu ở vào thời kì thực hiện ơn cứu độ : như sự thật hơn hình ảnh, hình hơn bóng, chế độ ân sủng do Đức Giê-su đem đến trong thời Tân Ước hơn chế độ pháp luật pháp luật trong thời Cựu Ước.
Như vậy kitô chúng ta quả là giá trị và cao cả vì được thông phần bản tính Thiên Chúa, sống trong ơn nghĩa Chúa, là chi thể của Đức Ki-tô, được sự sống của Chúa. Ô diễm phúc biết bao!
2. Để được sống trong Nước Trời do Chúa Giê-su thiết lập là Hội Thánh, người kitô hữu phải dùng sức mạnh để chiến đấu với ma quỷ và những quyến rũ của chúng, đồng thời phải dùng sức mạnh để nỗ lực sống trọn vẹn về lề luật và giáo lý của Chúa.
3. Qua bài Tin Mừng hôm nay, chúng ta nhận ra rằng: nghe, hiểu, biết Tin mừng chưa đủ mà còn phải sống Tin Mừng trong cuộc sống hằng ngày của mình nữa mới đủ điều này đòi hỏi chúng ta phải nhẫn nại kiên trì và nỗ lực không ngừng.
4. Mùa Vọng này là thời gian chúng ta nỗ lực thanh tẩy đời sống để đón nhận ơn cứu độ của Chúa trong tâm tình và bầu khí mừng Chúa Giáng Sinh.